Làng nghề Mây tre đan Ninh Sở nỗ lực duy trì sản xuất trong điều kiện bị ảnh hưởng của đại dịch

 Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp mây tre đan ở xã Ninh Sở đã chủ động chuyển hướng sang khai thác thị trường nội địa và tập trung hoàn thiện các đơn hàng đã ký từ trước. Cùng với đó, các cơ sở sản xuất mây tre đan ở Ninh Sở đang tập trung sáng tạo những mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Xã Ninh Sở có truyền thống sản xuất hàng mây tre đan từ hàng trăm năm nay. Ngoài sản xuất những đồ dùng thông dụng trong cuộc sống hàng ngày như đĩa, khay, túi xách, rổ, rá… người thợ làng nghề Ninh Sở còn khéo léo sáng tạo ra những sản phẩm mang tính mỹ thuật cao như bình hoa, đồ trang trí nội thất, đồ trang sức… Các sản phẩm đa dạng với nhiều kiểu dáng, kích thước, được làm từ nguyên liệu cỏ, mây, tre…được xuất khẩu ra thị trường các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á.

Toàn xã Ninh Sở hiện có hơn 10.035 hộ dân thì có tới 45% làm nghề mây tre đan. Làng nghề giải quyết công ăn việc làm cho 4.500 lao động, với mức thu nhập trung bình 5-7 triệu đồng/người/tháng. Với chất lượng cao, sản phẩm Mây tre đan Ninh Sở đã chinh phục khách hàng nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc... Chỉ tính riêng năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu mây tre đan của làng nghề đạt 48 tỷ đồng. Nhờ có nghề truyền thống nên đời sống của người dân nơi đây đang được nâng lên rõ rệt.


Ảnh: Xã Ninh Sở duy trì sản xuất các mặt hàng mây tre đan đáp ứng thị trường nội địa.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc xuất khẩu sản phẩm của xã Ninh Sở gặp nhiều khó khăn, nhiều đơn hàng xuất khẩu phải dừng lại. Để trụ vững trong thời điểm này, các doanh nghiệp mây tre đan ở Ninh Sở đã chủ động chuyển hướng sang khai thác thị trường nội địa và tập trung hoàn thiện các đơn hàng đã ký từ trước khi chưa có dịch Covid-19. Ngoài ra, vốn là những người thợ cần cù, sáng tạo, trong thời điểm làng nghề sản xuất đình trệ do dịch bệnh, những người thợ cũng trở nên năng động hơn, tìm tòi, ứng dụng công nghệ cải tiến chất liệu, xây dựng hướng phát triển thị trường, chuẩn bị các điều kiện để phục hồi sản xuất khi dịch bệnh đi qua. Người dân tin tưởng rằng dịch bệnh sẽ sớm được dập tắt hoàn toàn để họ quay trở lại với công việc như trước đây.

Chị Bùi Thị Thu Nguyệt - Chủ cơ sở mây tre đan ở thôn Xâm Dương 3, xã Ninh Sở cho biết: Hiện nay, ngoài hoàn thiện 1 số đơn hàng xuất khẩu, cơ sở sản xuất của gia đình chủ yếu tập trung sản xuất các mặt hàng đồ trang trí, trang sức, đồ lưu niệm để phục vụ tiêu dùng nội địa. Cơ sở luôn chú ý tổ chức sản xuất đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 như: nước sát khuẩn tay, yêu cầu 100% người lao động đeo khẩu trang và ngồi giữ khoảng cách trong quá trình làm việc…

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Bí thư Đảng ủy xã Ninh Sở cho biết: “Hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề vẫn được duy trì cả trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, tuy nhiên số lượng hàng hóa sản xuất ra và tiêu thụ có sự biến động tùy theo từng loại mặt hàng, từng hộ sản xuất và thị trường tiêu thụ loại hàng đó. Hiện tại, địa phương đang tập trung từng bước khắc phục khó khăn, giải quyết các tồn đọng, duy trì ổn định hoạt động sản xuất và tìm kiếm cơ hội phát triển khi dịch bệnh đi qua. Cùng với đó, xã đang liên hệ với ngân hàng để các hộ sản xuất, kinh doanh được vay vốn với lãi suất thấp; tập trung vận động các hộ sản xuất, kinh doanh lớn thành lập doanh nghiệp để phát triển sản xuất theo quy mô lớn, thuận lợi trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và xây dựng thương hiệu sản phẩm của làng nghề. Biết là khó khăn sẽ còn kéo dài nhưng nếu chủ động chuẩn bị tốt mọi điều kiện thì chắc chắn sẽ phục hồi nhanh chóng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thị trường xuất khẩu rộng lớn cho sản phẩm mây tre đan